\

Những cơ chế về BHXH bắt buộc năm 2022.

Những cơ chế  mới nhất về BHXH bắt buộc năm 2022.

1. Tổng quan về BHXH bắt buộc

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ khái niệm về bảo hiểm xã hội (BHXH)  như sau:

“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Người lao động (NLĐ) tham gia BHXH dưới hai hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc: là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện: là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Năm 2022, bảo hiểm xã hội càng thể hiện rõ vai trò của mình là một trong những ngành chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, giúp ổn định và xây dựng hệ thống vững chắc, đồng thời góp phần quan trọng vào việc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội.

2. Các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022.

Năm 2022, các chế độ BHXH cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện được giữ nguyên so với năm 2021. Trong đó BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất và BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ hưu trí và tử tuất.

2.1 Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

BHXH bắt buộc gồm 5 chế độ, các chế độ này được quy định chặt chẽ theo Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản pháp luật liên quan khác.

–        Chế độ ốm đau

Chế độ ốm đau được áp dụng cho NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Ngoài ra còn áp dụng cho NLĐ phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể NLĐ sẽ được xét hưởng chế độ ốm đau khác nhau. Tuy nhiên, NLĐ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa là 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Mức hưởng chế độ ốm đau được tính theo tháng và bằng từ 50% – 100% mức tiền lương đóng bảo BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

–         Chế độ thai sản

Chế độ thai sản được áp dụng cho cả lao động nam và lao động nữ khi mang thai, sinh con, thực hiện các biện pháp tránh thai, triệt sản hoặc nhận con nuôi theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào thời gian tham gia BHXH và từng trường hợp nghỉ, NLĐ sẽ được xét hưởng chế độ thai sản khác nhau.

  • Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
  • Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 5 – 14 ngày làm việc và thời gian nghỉ việc được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

–         Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Để được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) NLĐ bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
  • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
  • Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Hoặc áp dụng cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc các trường hợp nêu trên.

NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính như sau: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp hằng tháng được tính bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

(Lưu ý năm 2022 mức lương cơ sở có thể bị xóa bỏ, mức hưởng chế độ TNLĐ-BNN sẽ có hướng dẫn cụ thể sau)

–         Chế độ hưu trí

Chế độ hưu trí được áp dụng cho NLĐ khi có đủ điều kiện về thời gian tham gia BHXH và đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu. Trong điều kiện lao động bình thường để được hưởng chế độ hưu trí NLĐ cần tham gia BHXH đủ 20 năm và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Bộ luật lao động 2019. Các trường hợp đặc biệt có thể được nghỉ hưu trước tuổi hoặc lớn hơn tuổi nghỉ hưu nhưng không quá 05 tuổi.

Mức lương hưu được tính theo công thức sau:

Mức lương hưu = Tỷ lệ hưởng/ tháng X Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa hàng tháng là 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp NLĐ có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

–         Chế độ tử tuất

Chế độ tử tuất được áp dụng trong trường hợp NLĐ chết. Chế độ tử tuất bao gồm trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất.

  • Trợ cấp mai táng: Người lo hậu sự cho NLĐ sẽ được hưởng trợ cấp mai táng, mức trợ cấp mai táng hiện được tính bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà NLĐ chết.
  • Trợ cấp hàng tháng cho thân nhân NLĐ: Tùy từng trường hợp mức trợ cấp hàng tháng cho thân nhân NLĐ chết sẽ được tính bằng 50% – 70% mức lương cơ sở.

Tất cả  khai báo về chế độ  BHXH cho  Nhân viên đều được   các Doanh Nghiệp thực hiện qua khai báo online thông qua PM Khai báo BHXH của các nhà  cấp  dịch vụ như:  Phần mềm Vbhxh.Viettel.
Hỗ trợ  đăng ký và khai báo:  Hotline 0868.246.333

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *