Hoá đơn máy tính tiền Viettel
Hóa đơn máy tính tiền Viettel hay Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền Viettel là giải pháp hiện đại, phù hợp với hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ theo đúng quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Nghị định 70/2025/NĐ-CP – bắt buộc áp dụng từ ngày 01/06/2025. Giải pháp này tích hợp các phần mềm bán hàng với Hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, kết nối máy tính tiền thông minh và phần mềm hóa đơn điện tử Viettel Invoice, giúp người dùng dễ dàng xuất hóa đơn, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế, đồng thời đáp ứng đầy đủ yêu cầu lưu trữ, tra cứu và minh bạch thông tin giao dịch.
Viettel kính gửi quý khách bảng giá chi tiết các gói hóa đơn máy tính tiền Viettel, được thiết kế linh hoạt theo nhu cầu sử dụng thực tế: từ hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng bán lẻ đến siêu thị mini, quán ăn, chuỗi cà phê, nhà thuốc và các mô hình kinh doanh phải triển khai theo danh mục bắt buộc từ Tổng cục Thuế.
Báo giá hoá đơn máy tính tiền Viettel (Hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền)
Tên gói cước | Số lượng | Đơn giá | Giá bán |
---|---|---|---|
MTT 2.000 | 2.000 | 440 | 880.000đ |
MTT 3.000 | 3.000 | 385 | 1.155.000đ |
MTT 5.000 | 5.000 | 286 | 1.430.000đ |
MTT 10.000 | 10.000 | 220 | 2.200.000đ |
MTT 20.000 | 20.000 | 198 | 3.960.000đ |
MTT 30.000 | 30.000 | 187 | 5.610.000đ |
MTT 50.000 | 50.000 | 165 | 8.250.000đ |
MTT 70.000 | 70.000 | 154 | 10.780.000đ |
MTT 90.000 | 90.000 | 143 | 12.870.000đ |
MTT 100.000 | 100.000 | 132 | 13.200.000đ |
MTT 2.000.000 | 2.000.000 | 55 | 110.000.000đ |
- Phí khởi tạo 500.000đ/tài khoản, chỉ áp dụng cho khách hàng đăng ký lần đầu; - Miễn phí chữ ký số HSM ký HDDT trong 6 tháng; - Miễn phí thiết kế mẫu hóa đơn; - Hỗ trợ 100% thủ tục thông báo phát hành hóa đơn - Báo giá trên đã bao gồm VAT 10% |
Liên hệ đăng ký và tư vấn Hoá đơn máy tính tiền Viettel
SĐT/Zalo: 0868.246.333
Email: dangky@chukyso-viettel.vn
Hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là gì?
Máy tính tiền là một thiết bị điện tử sử dụng công nghệ, có khả năng đếm và tính số lượng tiền một cách chuẩn xác ở trên hệ thống. Công cụ này để hỗ trợ cho công việc bán hàng, quản lý hoạt động kinh doanh, có các chức năng chính gồm:
– Tính tiền.
– Lưu trữ dữ liệu bán hàng.
– Khởi tạo hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Có thể hiểu rằng, hóa đơn in từ máy tính tiền là hóa đơn điện tử. Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Như vậy, hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan Thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu đến Cơ quan Thuế.
Hóa đơn in từ máy tính tiền là hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng?
Căn cứ Điều 89 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về hóa đơn điện tử:
Hóa đơn điện tử
1. Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
2. Hóa đơn điện tử bao gồm hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác.
…
Như vậy, hóa đơn điện tử hiện nay sẽ bao gồm những loại hóa đơn sau:
– Hóa đơn giá trị gia tăng;
– Hóa đơn bán hàng;
– Tem điện tử;
– Vé điện tử;
– Thẻ điện tử;
– Phiếu thu điện tử;
– Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử;
– Các chứng từ điện tử có tên gọi khác.
Cũng căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định:
Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế
…
2. Doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng theo mô hình kinh doanh (trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ hàng tiêu dùng; ăn uống; nhà hàng; khách sạn; bán lẻ thuốc tân dược; dịch vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác) được lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có mã, hóa đơn điện tử không có mã.
…
Từ đó suy ra, hóa đơn điện tử in từ máy tính tiền vừa có thể là hóa đơn giá trị gia tăng hoặc là hóa đơn bán hàng tùy thuộc vào doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng theo mô hình kinh doanh (trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ hàng tiêu dùng; ăn uống; nhà hàng; khách sạn; bán lẻ thuốc tân dược; dịch vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác) lựa chọn.
Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có những nội dung gì?
Theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế gồm có các nội dung sau đây:
– Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán;
– Thông tin người mua nếu người mua yêu cầu (mã số định danh cá nhân hoặc mã số thuế);
– Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ giá bán chưa thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán có thuế GTGT;
– Thời điểm lập hóa đơn; và
– Mã của cơ quan thuế.
Hướng dẫn đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP, thì từ ngày 01/06/2025 những trường hợp sau đây phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, bao gồm:
(1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 51 có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 và doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trong đó có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng (trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)
(2) Ăn uống; nhà hàng; khách sạn;
(3) Dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ, dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí, hoạt động chiếu phim;
(4) Dịch vụ phục vụ cá nhân khác theo quy định về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam).
Dưới đây là hướng dẫn đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp:
Bước 1: Xác định tổ chức của mình có thuộc đối tượng phải đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền hay không. Tổ chức có thể được nhận thông báo từ cơ quan thuế hoặc có thể chủ động liên hệ cơ quan thuế để xác định.
Bước 2: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
– Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc đối tượng ngừng sử dụng hóa đơn (theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP): đăng ký thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
– Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ: có thể đăng ký thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế ủy thác cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ.
– Trường hợp doanh nghiệp là tổ chức kết nối chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế: đăng ký thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Hộ kinh doanh, doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT
Bước 3: Nhận thông báo điện tử về việc tiếp nhận đăng ký hóa đơn điện tử của Tổng Cục Thuế (nay là Cục Thuế):
– Thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đối với trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử;
– Trực tiếp thông qua thư điện tử (email) đối với trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Bước 3: Nhận thông báo điện tử về việc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của Cơ quan Thuế.
Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo điện tử đến tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc gửi thông báo điện tử trực tiếp đến doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử:
Lưu ý: Đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đăng ký chuyển dữ liệu HĐĐT theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế thì được cơ quan thuế ra thông báo chấp nhận đăng ký sử dụng HĐĐT nhưng chưa phối hợp với Tổng cục Thuế về cấu hình hạ tầng kỹ thuật, kiểm thử kết nối, truyền nhận dữ liệu thì trong thời gian 05 ngày làm việc (kể từ ngày cơ quan thuế gửi thông báo) tổ chức cần chuẩn bị đủ điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và thông báo cho Tổng cục Thuế để phối hợp kết nối. Thời gian thực hiện trong 10 ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục Thuế nhận được đề nghị của doanh nghiệp, tổ chức.
– Trường hợp kết quả kiểm thử kết nối, truyền nhận dữ liệu thành công thì doanh nghiệp, tổ chức thực hiện gửi dữ liệu HĐĐT theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế.
– Trường hợp sau 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế gửi thông báo mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh không thông báo cho Tổng cục Thuế để phối hợp kết nối hoặc kết quả kiểm thử kết nối, truyền nhận dữ liệu không thành công, doanh nghiệp, tổ chức thay đổi đăng ký sử dụng HĐĐT và thực hiện chuyển dữ liệu qua Tổ chức kết nối, nhận, truyền lưu trữ dữ liệu HĐĐT với cơ quan thuế.
Bước 4: Xử lý hóa đơn cũ
Kể từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành theo các quy định trước đây, tiêu hủy hóa đơn giấy đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng (nếu có).
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể tham khảo hướng dẫn thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền tại Mục 4 Công văn 15461/CTTPHCM-TTHT năm 2022.
Tìm hiểu quy định về Hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/06/2025) về những trường hợp phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, bao gồm:
(1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 51 có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 và doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trong đó có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng (trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)
(2) Ăn uống; nhà hàng; khách sạn;
(3) Dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ, dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí, hoạt động chiếu phim;
(4) Dịch vụ phục vụ cá nhân khác theo quy định về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam)
Hiện nay, tại Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế như sau:
Điều 11. Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế
Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
1. Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;
2. Không bắt buộc có chữ ký số;
3. Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.
Như vậy, hiện nay, theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền không bắt buộc. Tuy nhiên, từ ngày 01/6/2025, theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP, một số đối tượng như hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm, doanh nghiệp bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vận tải, giải trí… sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế.
Hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền có bắt buộc phải ký số từ 01/6/2025?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/6/2025) sửa đổi Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ
…
8. Sửa đổi tên Điều 11 và sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
…
2. Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
a) Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;
b) Không bắt buộc có chữ ký số;
c) Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.
…
Hiện nay, tại Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế như sau:
Điều 11. Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế
Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
1. Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;
2. Không bắt buộc có chữ ký số;
3. Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.
Như vậy, theo quy định hiện hành tại Nghị định 123 và quy định mới tại Nghị định 70 (có hiệu lực từ 01/6/2025) đều quy định hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế sẽ không bắt buộc có chữ ký số.
Có phải nhập mã số thuế của người mua vào hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền?
Theo khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có các nội dung sau đây:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ
…
8. Sửa đổi tên Điều 11 và sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
3. Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán;
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế/số định danh cá nhân/số điện thoại của người mua theo quy định (nếu người mua yêu cầu);
c) Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ nội dung giá bán chưa thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán có thuế giá trị gia tăng;
d) Thời điểm lập hóa đơn;
đ) Mã của cơ quan thuế hoặc dữ liệu điện tử để người mua có thể truy xuất, kê khai thông tin hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Người bán gửi hoá đơn điện tử cho người mua bằng hình thức điện tử (tin nhắn, thư điện tử và các hình thức khác) hoặc cung cấp đường dẫn hoặc mã QR để người mua tra cứu, tải hoá đơn điện tử.
Như vậy, theo quy định trên thì mã số thuế của người mua chỉ ghi trên hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền khi người mua có yêu cầu. Do đó, doanh nghiệp không bắt buộc phải nhập mã số thuế người mua vào hóa đơn trừ khi người mua yêu cầu cung cấp thông tin này.
Lập hóa đơn không đúng thời điểm bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ như sau:
Điều 24. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
…
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;
b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm b khoản 1 Điều này;
c) Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
d) Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm c khoản 1 Điều này;
đ) Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế;
…
Như vậy, lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Lưu ý: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thông tin về Hoá đơn máy tính tiền Viettel – Hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Hóa đơn điện tử S-Invoice] – Giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC đã được đưa vào áp dụng từ cuối năm 2022, hứa hẹn mang đến chuyển biến tích cực đối với ngành thuế. Để các doanh nghiệp có thể tham khảo và sớm đưa vào vận hành, bài viết này, S-Invoice sẽ đưa các thông tin bổ ích về hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền được đánh giá mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh: Giúp tiết kiệm thời gian, chủ động trong việc lập hóa đơn và điều chỉnh sai sót… Việc triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã được Tổng cục thuế đẩy mạnh và áp dụng trên toàn quốc từ ngày 01-04-2023. Tuy nhiên vẫn còn nhiều đơn vị chưa hiểu rõ về loại hóa đơn này.
Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển đổi số và sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo Nghị định 123, Thông tư 78, Viettel đã nâng cấp hệ thống hóa đơn điện tử S-Invoice, đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ về hóa đơn điện tử máy tính tiền:
- Đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ theo quy định của Bộ Tài chính: khởi tạo, phát hành hóa đơn, lập hóa đơn, điều chỉnh, thay thế hóa đơn, hủy hóa đơn, chuyển đổi hóa đơn…
- Quản trị tình hình sử dụng hóa đơn của hộ kinh doanh: tổng số hóa đơn đã phát hành, tổng số hóa đơn chưa sử dụng, báo cáo tổng hợp hóa đơn bán ra,…
- Tích hợp tất cả các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý bán hàng, quản lý bệnh viện/trường học…như POSAPP, SAPO, POS365, Kiot Việt, IPOS….
- Kho mẫu hóa đơn miễn phí phong phú.
- Khách hàng được triển khai chữ ký số đồng bộ với hệ thống hóa đơn điện tử.
Hoá đơn máy tính tiền Bắt đầu áp dụng từ ngày 01/06/2025 Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP do vậy Viettel luôn đáp ứng đầy đủ tính năng và yêu cầu hoá đơn của quý Khách hàng!
nguồn thuvienphapluat.vn