\

Tìm hiểu về Chữ ký giao dịch kho bạc nhà nước- Chữ ký số KBNN

Chữ ký giao dịch với Kho bạc Nhà nước (KBNN) Ký số kho bạc nhà nước

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 18/2020/TT-BTC quy định về chữ ký như sau:

– Đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký

+ Đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, chữ ký lần đầu

Các đơn vị, tổ chức lập Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký (Ký hiệu 01/MTK ban hành kèm theo Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước).

(1) Về Ký số kho bạc nhà nước

– Đối với các đơn vị, tổ chức sử dụng NSNN và các tổ chức ngân sách:

+ Chữ ký thứ nhất: Là chữ ký của Chủ tài khoản và người được ủy quyền ký Chủ tài khoản theo quy định của pháp luật. Mỗi đơn vị chỉ được đăng ký tối đa 4 người ký chữ ký thứ nhất (Chủ tài khoản và 3 người được ủy quyền ký thay chủ tài khoản). Thủ trưởng đơn vị không được ủy quyền cho người đăng ký chữ ký thứ hai thay mình làm Chủ tài khoản.

+ Chữ ký thứ hai: Là chữ ký của Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán của đơn vị và người được ủy quyền ký thay Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán. Mỗi đơn vị chỉ được đăng ký tối đa 3 người ký chữ ký thứ hai (Kế toán trưởng và 02 người được ủy quyền).

Các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang không có Kế toán trưởng thì không phải đăng ký chữ ký thứ hai. Trên chứng từ giao dịch với KBNN nơi kế toán trưởng ký ghi rõ “Không có”.

– Đối với cơ quan tài chính:

+ Chữ ký thứ nhất: Là chữ ký của Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền làm Chủ tài khoản) và người được ủy quyền ký thay Chủ tài khoản, cụ thể như sau:

● Ngân sách trung ương: Lãnh đạo Vụ NSNN đối với khoản thu, chi trong nước; lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại – Bộ Tài chính đối với các khoản thu, chi vốn ngoài nước và quỹ tích lũy trả nợ.

● Ngân sách cấp tỉnh: Lãnh đạo Sở Tài chính;

● Ngân sách cấp huyện: Lãnh đạo phòng Tài chính;

● Ngân sách cấp xã: Chủ tịch, phó Chủ tịch UBND xã.

+ Chữ ký thứ hai: Là chữ ký của cán bộ được phân công, cụ thể như sau:

● Ngân sách trung ương: Lãnh đạo Phòng Quản lý NSNN – Vụ NSNN đối với các khoản thu, chi trong nước; Lãnh đạo phòng chuyên môn của Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại đối với các khoản thu, chi vốn ngoài nước, quỹ tích lũy trả nợ.

● Ngân sách cấp tỉnh: Lãnh đạo phòng chuyên môn (Sở Tài chính) được phân công quản lý các tài khoản chi bằng Lệnh chi tiền, tài khoản ghi thu, ghi chi, tài khoản chi dự toán chi chuyển giao; tài khoản tiền gửi;

● Ngân sách cấp huyện: Cán bộ (Phòng tài chính) được giao quản lý các tài khoản chi bằng Lệnh chi tiền, tài khoản ghi thu, ghi chi, tài khoản chi dự toán chi chuyển giao;

● Ngân sách cấp xã: Phụ trách kế toán ký.

– Đối với các cơ quan thu:

+ Chữ ký thứ nhất: Là chữ ký của thủ trưởng đơn vị. Đơn vị được đăng ký tối đa 4 người ký chữ ký thứ nhất (Chủ tài khoản và 3 người được ủy quyền). Trường hợp do đặc thù cơ quan thu cần đăng ký nhiều hơn số lượng người ký chữ ký thứ nhất theo quy định nêu trên, phải có sự đồng ý bằng văn bản của KBNN.

+ Không đăng ký chữ ký thứ hai.

– Các cơ quan thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng NSNN:

+ Chữ ký thứ nhất: Là chữ ký của Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền làm Chủ tài khoản).

+ Chữ ký thứ hai: Là chữ ký của Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán của đơn vị và người được ủy quyền ký thay Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán.

Riêng đối với trường hợp cơ quan, đơn vị không có tổ chức bộ máy kế toán độc lập, chữ ký thứ hai có thể là chữ ký của cán bộ được phân công theo dõi tài khoản tạm thu, tạm giữ; khi đó đơn vị gửi Văn bản giao nhiệm vụ cho cán bộ theo dõi tài khoản tạm thu, tạm giữ được ký chức danh “Kế toán trưởng” trên chứng từ kế toán giao dịch với KBNN.

– Đối với các doanh nghiệp và tổ chức khác:

+ Chữ ký thứ nhất: Là chữ ký của Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền làm Chủ tài khoản) hoặc người đại diện pháp luật được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp tư nhân) và người được ủy quyền ký thay Chủ tài khoản.

Riêng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên: tùy theo quy định cụ thể tại Điều lệ của Công ty, Chủ tài khoản có thể là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc (Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc); việc đăng ký chữ ký được thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp, tổ chức nêu trên.

+ Chữ ký thứ hai: Là chữ ký của Kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) và người được ủy quyền ký thay Kế toán trưởng.

– Trên Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký cần ghi rõ họ, tên, chức vụ của người đăng ký chữ ký.

Như vậy, trường hợp Trưởng phòng là chữ ký thứ nhất đã hết thời hạn bổ nhiệm thì “người được ủy quyền ký thay Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán” (tức chữ ký thứ hai) vẫn được ký các chứng từ.

Chữ ký số Kho bạc Nhà nước (chữ ký số KBNN) và vai trò của ký số

Đối với mỗi cá nhân có chữ ký tối thiểu từ Ủy quyền kế toán trưởng, Kế toán trưởng, Ủy quyền chủ tài khoản, Chủ tài khoản khi tham gia dịch vụ công KBNN 4.0 đều phải có chữ ký trên tờ chứng từ gửi KBNN.

Tương ứng với đó mỗi cá nhân đó sẽ phải có 01 chữ ký số để phục vụ cho việ ký lên chứng từ gửi kho bạc.

Chữ ký số đó được KBNN phê duyệt chấp thuận hợp lệ và tình trạng hoạt động.

Liên hệ đăng ký hỗ trợ chữ ký số KBNN

Hotline: 0868 246 333

Chữ ký số VNPT 0913 101 698

Chữ ký số Viettel 0967 575 616

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *