Mạng đấu thầu Quốc gia là một hệ thống trực tuyến hiện đại, được thiết kế để hỗ trợ việc tổ chức và thực hiện các hoạt động đấu thầu một cách công khai, minh bạch và hiệu quả. Đây là nền tảng chính thức phục vụ quá trình đấu thầu mua sắm công, từ đăng tải thông báo mời thầu, tiếp nhận hồ sơ dự thầu đến việc đánh giá và trao thầu. Hệ thống này được xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu, đồng thời đảm bảo tính minh bạch và cạnh tranh lành mạnh giữa các bên tham gia.
Hệ thống Mạng đấu thầu Quốc gia chịu sự quản lý trực tiếp của Cục Quản lý Đấu thầu (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) – cơ quan chịu trách nhiệm ban hành các chính sách và hướng dẫn pháp lý liên quan đến hoạt động đấu thầu. Việc quản lý, vận hành và triển khai các hoạt động cụ thể được thực hiện bởi Trung tâm Đấu thầu qua mạng Quốc gia, đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục và đáp ứng yêu cầu pháp lý cũng như kỹ thuật.
Đơn vị chịu trách nhiệm vận hành Hệ thống Mạng đấu thầu Quốc gia là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hệ thống đấu thầu qua mạng Quốc gia (IDNES). Đây là tổ chức cung cấp dịch vụ kỹ thuật, phát triển hệ thống và đảm bảo tính bảo mật, ổn định của nền tảng đấu thầu trực tuyến, hỗ trợ tối đa các bên tham gia.
Hệ thống Mạng đấu thầu Quốc gia không chỉ là bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa hoạt động đấu thầu tại Việt Nam mà còn là công cụ góp phần cải cách hành chính, tiết kiệm nguồn lực và tăng cường hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.
Cục Quản lý đấu thầu
Vị trí và chức năng
Cục Quản lý đấu thầu là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đấu thầu và về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Cục Quản lý đấu thầu có tư cách pháp nhân; có con dấu riêng và tài khoản cấp 2; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và được tổng hợp trong dự toán hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Cục Quản lý đấu thầu thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo Quyết định số 1858/QĐ-BKHĐT ngày 21/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý đấu thầu, như sau:
1. Tổ chức nghiên cứu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu và PPP để trình các cơ quan chức năng ban hành theo thẩm quyền.
2. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu, về PPP và các cam kết quốc tế về đấu thầu mà Việt Nam là thành viên; hướng dẫn xử lý tình huống trong đấu thầu.
3. Tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư và phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
4. Tổ chức thẩm định các nội dung về đấu thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng.
5. Thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
6. Tổ chức kiểm tra công tác đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; tham gia các hoạt động thanh tra về đấu thầu và PPP theo yêu cầu của Bộ trưởng.
7. Theo dõi, giám sát hoạt động đấu thầu; đánh giá, tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu và PPP trong phạm vi cả nước.
8. Hợp tác quốc tế về đấu thầu; nghiên cứu, tham gia đàm phán nội dung mua sắm chính phủ trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam dự kiến ký kết gia nhập; điều phối triển khai thực hiện cam kết về mua sắm chính phủ trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
9. Xây dựng, quản lý, hướng dẫn sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và đấu thầu qua mạng; quản lý hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu về đấu thầu, về PPP trên phạm vi cả nước.
10. Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu.
11. Tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu; cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu; tổ chức bồi dưỡng giảng viên đấu thầu và cấp chứng nhận bồi dưỡng giảng viên đấu thầu.
12. Cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn, hỗ trợ nghiệp vụ về đấu thầu, kiểm toán về trình tự, thủ tục trong đấu thầu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
13. Xây dựng, quản lý và phát hành Báo Đấu thầu.
14. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.
Cơ cấu tổ chức
1. Cục Quản lý đấu thầu có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công. Cục trưởng, các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm và miễn nhiệm. Cục Quản lý đấu thầu bao gồm các đơn vị hành chính sau:
- Phòng Chính sách đấu thầu.
- Phòng Đấu thầu.
- Phòng Hợp tác quốc tế.
- Văn phòng đối tác công tư (PPP).
- Văn phòng Cục.
- Báo Đấu thầu.
- Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia.
- Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu.
Thông tin liên lạc
Địa chỉ: Tầng 3 nhà G, Bộ KH&ĐT, 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội.
Số điện thoại: 19006126.
Số Fax: 080-44323
Website: http://muasamcong.mpi.gov.vn
Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia
Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý đấu thầu, được thành lập theo Quyết định số 1248/QĐ-BKHĐT ngày 24/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về đấu thầu qua mạng.
2. Tổ chức quản lý, vận hành và phát triển Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; quản lý đăng ký của chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư và các thông tin khác có liên uan vào Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; đôn đốc chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư và các bên liên quan triển khai đấu thầu qua mạng theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu, đấu thầu qua mạng và cấp chứng chỉ, chứng nhận đào tạo về đấu thầu, đấu thầu qua mạng theo quy định của pháp luật.
4. Cung cấp các dịch vụ hướng dẫn, hỗ trợ đăng ký, đăng tải thông tin vào Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp dịch vụ về thông tin đấu thầu và các dịch vụ khác có liên quan đến đấu thầu qua mạng.
5. Xây dựng, duy trì và quản lý các cơ sở dữ liệu về đấu thầu theo quy định của pháp luật; tổng hợp, lưu trữ thông tin phục vụ công tác thống kê, báo cáo, tra cứu, theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.
6. Thực hiện các hoạt động truyền thông, hợp tác quốc tế về đấu thầu qua mạng.
7. Nghiên cứu, đề xuất và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đấu thầu.
8. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật, phân cấp của Cục Quản lý đấu thầu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu giao
Cơ cấu tổ chức
1. Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia có Giám đốc và một số Phó Giám đốc.
2. Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia gồm 4 phòng ban, bao gồm:
- Phòng Hành chính, tổng hợp.
- Phòng Quản trị, vận hành và phát triển hệ thống.
- Phòng Hỗ trợ nghiệp vụ người dùng.
- Phòng Thông tin và Truyền thông.
Thông tin liên lạc
Địa chỉ: Tầng 3 nhà G, Bộ KH&ĐT, 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội.
Số điện thoại: 19006126.
Email:
- Bên mời thầu: muasamcong@mpi.gov.vn
- Nhà thầu: hethongdauthaudientu@gmail.com
Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
Sự ra đời của Hệ thống mạng đấ thầu quốc gia là quy luật tất yếu nhằm tăng cường tính cạnh tranh, công khai, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong hoạt động mua sắm chính phủ.
Năm 2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với sự trợ giúp của Chính phủ Hàn Quốc mà đại diện là Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), đã tiến hành xây dựng Hệ thống đấu thầu điện tử thử nghiệm tại địa chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn dựa trên Hệ thống mua sắm chính phủ điện tử của Hàn Quốc (KONEPS) và được tối ưu hóa phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Trong giai đoạn thí điểm, Hệ thống do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý và vận hành cung cấp cho người sử dụng đầy đủ các chức năng từ đăng tải kế hoạch đấu thầu, sơ tuyển, thông báo mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, lập biên bản mở thầu cho đến đăng tải kết quả đấu thầu, kiến nghị trong đấu thầu… để lựa chọn nhà thầu thông qua 4 hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, và chỉ định thầu.
Giai đoạn phát triển
Từ năm 2009 đến nay quá trình áp dụng ĐTQM có thể được chia thành 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1 từ năm 2009 đến năm 2011: xây dựng hệ thống thông tư hướng dẫn và thí điểm tại 3 đơn vị là Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội.
Giai đoạn 2 từ năm 2012 đến năm 2015: mở rộng triển khai thí điểm trên phạm vi toàn quốc đồng thời nâng cấp khung pháp lý về ĐTQM: Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, Thông tư về ĐTQM số 07/2015/TTLT-BKHĐT- BTC của Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính và Kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng ĐTQM giai đoạn 2016-2025.
Giai đoạn 3 bắt đầu từ năm 2016: ĐTQM được triển khai chính thức trên phạm vi toàn quốc theo lộ trình quy định tại TTLT số 07/2015/TTLT-BKHĐT- BTC, Quyết định số 1402/QĐ-TTg ngày 13/7/2016 của Thủ tưởng chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng ĐTQM giai đoạn 2016-2025.
Hiện nay, toàn bộ quy trình khai hồ sơ đăng ký tham gia Hệ thống, các giao dịch phê duyệt, thông báo kết quả xử lý và thanh toán chi phí người sử dụng được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng.
Chức năng
Hệ thống gửi thông báo tình trạng xử lý hồ sơ theo thời gian thực qua thư điện tử đến người sử dụng. Hệ thống hiện tại bao gồm 4 chức năng:
1. Cổng thông tin (Portal)
2. Quản lý người dùng (User Management)
3. Đấu thầu điện tử (e-Bidding)
4. Hỗ trợ người dùng (Call Center)
Hệ thống tổng thể sẽ được xây dựng và vận hành theo mô hình đối tác công tư PPP, bao gồm đầy đủ 11 chức năng:
1. Cổng thông tin (Portal)
2. Quản lý người dùng (User Management)
3. Đấu thầu điện tử (e-Bidding)
4. Hỗ trợ người dùng (Call Center)
5. Mua sắm điện tử (e-Shopping Mall)
6. Hợp đồng điện tử (e-Contract)
7. Thanh toán điện tử (e-Payment)
8. Danh mục sản phẩm (e-Catalog)
9. Văn bản điện tử (e-Document)
10. Cơ sở dữ liệu năng lực kinh nghiệm nhà thầu (Supplier’s Performance Management)
11. Bảo lãnh điện tử (e-Guarantee)
Thông tin liên hệ đăng ký chữ ký số đấu thầu Quốc gia
Để tham gia đấu thầu qua mạng hiệu quả và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, việc đăng ký chữ ký số đấu thầu Quốc gia là bước không thể thiếu đối với các doanh nghiệp và tổ chức. Chữ ký số không chỉ giúp xác thực danh tính pháp lý mà còn đảm bảo tính bảo mật và hợp lệ cho các giao dịch điện tử.
Quý khách có thể liên hệ hotline: 0868.246.333 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng về thủ tục đăng ký chữ ký số Viettel dùng cho đấu thầu Quốc gia. Đội ngũ chuyên viên tại https://chukyso-viettel.vn/ luôn sẵn sàng đồng hành và hướng dẫn chi tiết, từ quá trình đăng ký, kích hoạt đến cài đặt và sử dụng chữ ký số.
Hãy liên hệ ngay hôm nay để được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp, đảm bảo thời gian triển khai nhanh chóng và hỗ trợ kỹ thuật tận tâm. Chúng tôi cam kết mang lại giải pháp chữ ký số hiệu quả, giúp doanh nghiệp của bạn tự tin tham gia các gói thầu trên hệ thống đấu thầu Quốc gia.