bổ sung sửa đổi một số điều của luật quản lý thuế

BỔ SUNG, SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11,

1.Luật quản lý thuế Điều 45 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 45. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

Trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền chậm nộp, tiền phạt thì việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự sau đây:

  1. Đối với các loại thuế do cơ quan thuế quản lý:

– Tiền thuế nợ;

–  Tiền thuế truy thu;

–  Tiền chậm nộp;

–  Tiền thuế phát sinh;

– Tiền phạt;

  1. Đối với các loại thuế do cơ quan hải quan quản lý:

– Tiền thuế nợ quá hạn thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;

– Tiền chậm nộp thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;

– Tiền thuế nợ quá hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;

– Tiền chậm nộp chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;

– Tiền thuế phát sinh;

– Tiền phạt.”

2.Luật quản lý thuế Điều 47 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 47. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa

  1. Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế trong thời hạn mười năm, kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế với nhau; hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo; hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
  2. Trường hợp người nộp thuế yêu cầu trả lại số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định trả lại số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không hoàn trả trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.”

 3. Luật quản lý thuế Khoản 1 Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:

– Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp sau đây:

–  Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;

–  Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh;

– Chưa được thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được ghi trong dự toán ngân sách nhà nước;

–  Không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ.”

4.Luật quản lý thuế Điều 50 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 50. Thẩm quyền gia hạn nộp thuế

  1. Chính phủ gia hạn nộp thuế trong trường hợp việc gia hạn nộp thuế không dẫn đến điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định.
  2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp căn cứ hồ sơ gia hạn nộp thuế để quyết định số tiền thuế được gia hạn nộp, thời gian gia hạn nộp thuế.”

5. Luật quản lý thuế Khoản 1 Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, kinh doanh bảo hiểm và pháp luật khác có liên quan.’’

6. Luật quản lý thuế Điều 58 được sửa đổi, bổ sung như sau:

‘‘Điều 58. Hồ sơ hoàn thuế

  1. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

–  Văn bản yêu cầu hoàn thuế;

–  Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.

  1. Hồ sơ hoàn thuế được nộp một bộ tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc tại cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế.”

7. Luật quản lý thuế Điều 60 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 60. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế

  1. Việc phân loại hồ sơ hoàn thuế được quy định như sau:

+  Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau là hồ sơ của người nộp thuế có quá trình, chấp hành tốt pháp luật về thuế và các giao dịch được thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật;

+  Các trường hợp thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau:

– Hoàn thuế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

– Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu, trừ trường hợp đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân;

– Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn hai năm, kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế;

– Hàng hóa, dịch vụ không thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật;

– Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước;

– Hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế nhưng người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế; hoặc có giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng;

– Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo quy định của Chính phủ.

  1. Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì chậm nhất là sáu ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế theo đề nghị của người nộp thuế; trường hợp không đáp ứng điều kiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau hoặc thông báo lý do không hoàn thuế.
  2. Thời hạn kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau được quy định như sau:

+  Việc kiểm tra sau hoàn thuế phải được thực hiện trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế đối với các trường hợp sau đây:

– Cơ sở kinh doanh kê khai lỗ hai năm liên tục hoặc có số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu;

– Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế từ hoạt động kinh doanh bất động sản; kinh doanh thương mại, dịch vụ;

– Cơ sở kinh doanh thay đổi trụ sở từ hai lần trở lên trong vòng mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước;

– Cơ sở kinh doanh có sự thay đổi bất thường giữa doanh thu tính thuế và số thuế được hoàn trong giai đoạn mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước;

+  Đối với trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này, việc kiểm tra sau hoàn thuế được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong thời hạn mười năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế.

  1. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì chậm nhất là bốn mươi ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế lý do không hoàn thuế.
  2. Quá thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này, nếu việc chậm ra quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn, cơ quan quản lý thuế còn phải trả tiền lãi theo quy định của Chính phủ.”

8. Luật quản lý thuế Khoản 2 Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thì trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm ra quyết định miễn thuế, giảm thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế lý do không được miễn thuế, giảm thuế.”

9. Luật quản lý thuế Bổ sung khoản 3 vào Điều 65 như sau:

“3. Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá mười năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nhưng không có khả năng thu hồi.”

10. Khoản 2 Điều 66 được sửa đổi như sau:

“2. Quyết định tuyên bố phá sản đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;”

11. Luật quản lý thuế Điều 67 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 67. Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

  1. Đối với người nộp thuế là doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản quy định tại khoản 1 Điều 65, cá nhân quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 65, hộ gia đình quy định tại khoản 3 Điều 65 của Luật này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
  2. Đối với người nộp thuế không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì thẩm quyền xóa nợ được quy định như sau:

–  Thủ tướng Chính phủ xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ mười tỷ đồng trở lên;

–  Bộ trường Bộ Tài chính xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ năm tỷ đồng đến dưới mười tỷ đồng;

–  Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới năm tỷ đồng.

  1. Chính phủ báo cáo Quốc hội số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa hằng năm khi trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
  2. Chính phủ quy định việc tổ chức thực hiện xóa nợ.”

12. Luật quản lý thuế Khoản 2 Điều 70 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Cơ quan quản lý thuế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để thu thập, trao đổi, xử lý thông tin trong nước, ngoài nước, thông tin chính thức từ các cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các văn bản ký kết giữa Việt Nam và các nước liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan để sử dụng trong công tác quản lý thuế.”

Mọi hỗ trợ  kỹ thuật trên đăng ký tài khoản thuedientu.gdt.gov.vn  Quý Khách điện theo Hotline Ms Hoàn 0868.246.333
Đăng ký hỗ trợ  Chữ ký số, Phần mềm BHXH-VIETTEL, Hóa đơn điện Tử, Dịch vụ Đấu Thầu. theo  chukyso-viettel.vn

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *